Trace Id is missing
Bỏ qua để tới nội dung chính
Microsoft Security

CNAPP là gì?

Nền tảng bảo vệ ứng dụng trên nền tảng đám mây (CNAPP) là một nền tảng hợp nhất giúp đơn giản hóa việc bảo mật các ứng dụng đám mây trong suốt vòng đời của ứng dụng.

Định nghĩa về CNAPP

CNAPP là thuật ngữ do Gartner đặt ra đầu tiên vào năm 2021 nhằm mô tả một nền tảng toàn diện giúp hợp nhất các chức năng bảo mật và tuân thủ để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa bảo mật đám mây. CNAPP tích hợp nhiều giải pháp bảo mật đám mây vốn nằm riêng rẽ vào một giao diện người dùng duy nhất, giúp các tổ chức bảo vệ toàn bộ phạm vi hiện diện của ứng dụng đám mây dễ dàng hơn.

Một trong các mục tiêu chính của CNAPP là đưa bảo mật vào các giai đoạn sớm nhất của quy trình phát triển ứng dụng. Đám mây cho phép các tổ chức đổi mới và mở rộng quy mô ứng dụng, nhưng song hành với khả năng mở rộng ưu việt đó là những phương thức mới mà tội phạm mạng có thể sử dụng để tấn công. Do đó, các nhà phát triển và chuyên gia bảo mật cần phát hiện và khắc phục các lỗi bảo mật càng sớm càng tốt trong quá trình phát triển ứng dụng. Đây là xu hướng “kiểm thử sớm” để ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật lớn hơn trong tương lai.

Các chức năng giúp CNAPP trở nên khác biệt

Bằng cách kết hợp nhiều công cụ bảo mật ứng dụng đám mây vào một nền tảng chuyên dụng, CNAPP giúp việc đưa bảo mật vào vòng đời ứng dụng trở nên đơn giản hơn, trong khi vẫn cung cấp khả năng bảo vệ vượt trội cho khối lượng công việc và dữ liệu trên đám mây. Sau đây là một số chức năng chính của CNAPP giúp bạn đạt được điều đó:

  • Hỗ trợ đa đám mây. Hợp nhất bảo mật và tuân thủ một cách liền mạch trên nhiều môi trường hạ tầng đám mây công cộng và riêng tư, mang đến cho bạn khả năng quan sát toàn diện tài sản dữ liệu đa đám mây của mình.
  • Tích hợp thông tin về mối đe dọa. Tập trung trước tiên vào các lỗ hổng nghiêm trọng nhất nhờ dạng xem tích hợp, có phân loại ưu tiên về các mối đe dọa và giảm rủi ro bằng các công cụ đề xuất và khắc phục tự động.
  • Tập trung hóa hoạt động quản lý quyền và tuân thủ. Liên tục giám sát hoạt động quản trị dữ liệu và tuân thủ, cũng như tự động thực thi nguyên tắc quyền truy nhập đặc quyền thấp nhất cho toàn bộ phạm vi hiện diện của bạn trên đám mây.
  • Quản lý bảo mật DevOps được “kiểm thử sớm”. Cho phép các nhóm bảo mật cộng tác với nhà phát triển trên một nền tảng có quy trình làm việc, dữ liệu và thông tin chuyên sâu chung để họ có thể đưa bảo mật vào mã ứng dụng ngay khi mã đó được tạo.
  • Bảo vệ toàn diện cho khối lượng công việc trên đám mây. Cải thiện khả năng quan sát tất cả khối lượng công việc của bạn để phát hiện các lỗ hổng và cấu hình sai dễ dàng hơn.
  • Dễ sử dụng. Việc hợp nhất các nhà cung cấp bằng CNAPP làm giảm độ phức tạp của hệ thống công cụ, vốn là một nguyên nhân gây ra sự cản trở và thiếu hiệu quả.
  • Thông tin chuyên sâu thực sự sâu rộng. Một giải pháp toàn diện – đặc biệt là đến từ một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có khả năng siêu mở rộng – có thể giúp loại bỏ các lỗ hổng và điểm mù đáng kể.

Các cấu phần giúp CNAPP hoạt động liền mạch

Mặc dù các CNAPP trên thị trường hiện tại có một số điểm khác biệt, nhưng bạn cần đảm bảo ít nhất là CNAPP của mình sở hữu một số chức năng cốt lõi để có thể cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện cho các ứng dụng và hạ tầng đám mây. Hãy chọn giải pháp có tích hợp:

Quản lý vị thế bảo mật trên đám mây (CSPM)

Các giải pháp CSPM được thiết kế để cung cấp cho nhóm bảo mật dạng xem có phân loại và kết nối về các lỗ hổng và cấu hình sai tiềm ẩn trên các môi trường đa đám mây và môi trường kết hợp. CSPM liên tục đánh giá vị thế bảo mật tổng thể của bạn và cung cấp cho nhóm bảo mật cảnh báo cũng như đề xuất tự động về các vấn đề quan trọng có thể khiến tổ chức của bạn gặp phải vi phạm về dữ liệu. Giải pháp này có các công cụ quản lý tuân thủ và khắc phục tự động để phát hiện lỗ hổng và xử lý các lỗ hổng đó.

Bảo mật DevOps cho nhiều quy trình

Quản lý bảo mật DevOpsQuản lý bảo mật DevOps cung cấp cho các nhà phát triển và nhóm bảo mật một bảng điều khiển trung tâm để quản lý bảo mật DevOps trong mọi quy trình. Nhờ vậy, khả năng giảm thiểu cấu hình sai trên đám mây và quét mã mới để ngăn chặn các lỗ hổng xuất hiện trong môi trường sản xuất cũng tăng lên. Các công cụ quét hạ tầng dưới dạng mã sẽ xem xét tệp cấu hình của bạn từ những giai đoạn phát triển sớm nhất để xác nhận rằng các tệp cấu hình mới tuân thủ các chính sách bảo mật của bạn.

Nền tảng bảo vệ khối lượng công việc trên đám mây (CWPP)

CWPPCWPP cung cấp tính năng phát hiện và ứng phó theo thời gian thực với các mối đe dọa, dựa trên thông tin mới nhất trên mọi khối lượng công việc đa đám mây của bạn, chẳng hạn như máy ảo, bộ chứa, Kubernetes, cơ sở dữ liệu, tài khoản lưu trữ, lớp mạng và dịch vụ ứng dụng. CWPP giúp các nhóm bảo mật điều tra nhanh chóng các mối đe dọa và giảm bề mặt tấn công cho tổ chức của họ.

Quản lý quyền sử dụng hạ tầng đám mây (CIEM)

CIEM tập trung quản lý quyền trên toàn bộ phạm vi hiện diện trên đám mây và kết hợp của bạn, giúp ngăn chặn việc sử dụng sai quyền do vô tình hoặc với dụng ý xấu. Giải pháp này giúp các nhóm bảo mật chống rò rỉ dữ liệu và thực thi nguyên tắc đặc quyền thấp nhất trên toàn bộ hệ thống.

Bảo mật mạng dịch vụ đám mây (CSNS)

Các giải pháp CSNS bổ sung sức mạnh cho CWPP bằng cách bảo vệ hạ tầng đám mây trong thời gian thực. Giải pháp CSNS có thể bao gồm nhiều công cụ bảo mật đa dạng như tường lửa ứng dụng web, khả năng chống từ chối dịch vụ phân tán, kiểm tra bảo mật tầng giao vận và cân bằng tải.

Tại sao CNAPP lại quan trọng?

Ngày càng có nhiều tổ chức đầu tư vào CNAPP với mong muốn:

  • Sở hữu khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa trên mạng. Cách tốt nhất để giải quyết các vec-tơ mối đe dọa luôn thay đổi nhanh chóng là tích hợp bảo mật với đám mây. Đây là cách mang lại thông tin chuyên sâu thực sự sâu rộng về bảo mật và tuân thủ mà mọi tổ chức đang cần hiện nay.
  • Giảm chi phí theo nhiều cách. Nếu xét đến lợi ích về chi phí ngay trước mắt thì việc triển khai CNAPP giúp tiết kiệm chi phí chung nhờ sử dụng một giải pháp toàn diện thay cho nhiều công cụ rời rạc. Tuy nhiên, khoản tiết kiệm dài hạn có thể lớn hơn thế nhiều. Việc sử dụng một tập hợp các công cụ bảo mật rời rạc có thể tạo điều kiện cho các rủi ro nghiêm trọng, vô hình len lỏi vào giữa các lỗ hổng. Hãy phòng tránh chi phí tăng cao do các hành vi vi phạm và vi phạm quyền riêng tư, cũng như chi phí kinh doanh do bị mất uy tín, bằng cách hợp lý hóa các công cụ mà nhóm bảo mật sử dụng để họ có thể hoạt động trong bối cảnh có ít lỗ hổng hơn.
  • Giúp hoạt động bảo mật hiệu quả hơn. Các chuyên gia bảo mật đang trở nên quá tải với các cảnh báo về mối đe dọa giữa bối cảnh mối đe dọa ngày càng tăng, còn bề mặt tấn công thì liên tục mở rộng. Trong khi đó, khắp nơi trên thế giới đều đang thiếu hụt nhân tài về bảo mật và thời gian của nhóm bạn cũng rất quý giá. Việc sở hữu bộ công cụ hợp nhất chứa khả năng quan sát nâng cao và các cảnh báo được phân loại ưu tiên có thể giúp nhóm bảo mật của bạn dễ dàng hơn trong việc bảo vệ tài sản kết hợp và đa đám mây đang ngày càng mở rộng.
  • Kiểm thử sớm về bảo mật. Cách linh hoạt và tiết kiệm chi phí nhất để đổi mới với các ứng dụng đám mây là đảm bảo rằng các ứng dụng này có một khởi đầu an toàn và sẽ luôn an toàn. Hãy cung cấp cho nhóm bảo mật và phát triển nền tảng cộng tác họ cần để đưa bảo mật vào trong chính mã ứng dụng. Càng xác định sớm các lỗ hổng về mã và hạ tầng thì cần càng ít thời gian, tiền bạc và năng lượng để giải quyết chúng. 
  • Sử dụng tự động hóa để quản lý quyền và phát hiện rủi ro. CNAPP giúp người quản trị bảo mật sử dụng việc thực thi chính sách tự động để ngăn ngừa hành vi tiếp xúc hạ tầng thông qua quyền truy nhập có đặc quyền quá mức. CNAPP cũng tự động hóa việc phát hiện rủi ro và tuân thủ, cho phép tổ chức của bạn mở rộng hạ tầng đám mây trong khi vẫn duy trì vị thế bảo mật mạnh mẽ.

Danh sách kiểm tra cho việc triển khai CNAPP

Nếu bạn đang cân nhắc triển khai CNAPP, hãy tạo chiến lược cho việc chọn nhà cung cấp và tích hợp CNAPP với các hệ thống của tổ chức bạn. Đưa các nguyên tắc cơ bản này vào kế hoạch của bạn:

  1. Chọn giải pháp hoàn thiện. Chọn một nhà cung cấp cam kết luôn đi đầu về bảo mật đa đám mây. Giống như sự phát triển của mối đe dọa trên mạng, CNAPP của bạn cũng cần phải phát triển về độ tinh vi. Một yếu tố quan trọng nữa là bạn cần có một nhà cung cấp có thể hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai.
  2. Ưu tiên tính toàn diện. Việc tìm ra giải pháp toàn diện nhất ngay bây giờ sẽ giúp bạn tận dụng triệt để nhất lợi ích dài hạn của việc chuyển sang CNAPP.
  3. Giải quyết sự mệt mỏi vì cảnh báo. Một giải pháp toàn diện với cách thức phân loại ưu tiên tối ưu nhất với các mối đe dọa và cảnh báo – ví dụ: từ một nhà cung cấp cũng là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây – sẽ giảm gánh nặng cho nhóm bảo mật của bạn.
  4. Bảo vệ tất cả các môi trường và loại giả liệu của bạn. Đảm bảo rằng CNAPP bạn chọn có thể tích hợp các chức năng bảo mật trên các tài nguyên tại chỗ, đám mây riêng tư và đám mây công cộng mà bạn sử dụng, cũng như tất cả các loại giả liệu khác nhau mà bạn cần bảo vệ. Nếu không thì CNAPP sẽ không giúp bạn giảm bớt độ phức tạp như dự kiến.
  5. Chuyển sang văn hóa phát triển, bảo mật và hoạt động (DevSecOps). Chuyển vòng đời phát triển ứng dụng của bạn từ mô hình DevOps sang mô hình DevSecOps – trong đó, tăng cường bảo mật là một phần liên tục của quy trình, chứ không phải một hành động muộn màng về sau. Lập kế hoạch cho mọi sự chuyển đổi cần thiết về trách nhiệm và quy trình làm việc có thể diễn ra sau khi triển khai CNAPP.
  6. Xét đến việc quản lý thay đổi. Bạn sẽ mất nhiều thời gian để triển khai giải pháp hợp nhất, cả nhóm bảo mật và nhà phát triển sẽ cần làm quen với các tính năng của CNAPP. Hãy lập kế hoạch trước để bạn có thể giảm thiểu sự gián đoạn trong hoạt động của mình.

Các giải pháp của CNAPP

CNAPP vẫn đang phát triển. Khi tìm kiếm sản phẩm kết hợp các công cụ bảo vệ ứng dụng trên nền tảng đám mây trong một nền tảng duy nhất, bạn có thể thấy một số sản phẩm toàn diện đầy đủ và nhiều sản phẩm khác kết hợp các cấu phần bảo mật nhất định.

Microsoft Defender cho Đám mây là một trong số ít các CNAPP toàn diện. Sản phẩm này cung cấp khả năng bảo mật đám mây toàn diện cho khối lượng công việc tổng hợp (full-stack) trên Amazon Web Services, Google Cloud Platform và Azure Cloud Services. Microsoft là nhà cung cấp duy nhất cung cấp cả CNAPP và dịch vụ điện toán đám mây công cộng. Defender cho Đám mây lấy thông tin chuyên sâu phong phú từ Microsoft Azure và sử dụng Microsoft AI đầu ngành để phân tích 65 nghìn tỷ tín hiệu mỗi ngày nhằm xác định các mối đe dọa mới nổi.

Tìm hiểu thêm về Microsoft Security

Giải pháp bảo vệ khối lượng công việc trên đám mây của Microsoft

Phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa trên nhiều loại khối lượng công việc trong thời gian thực.

Microsoft Defender cho Đám mây

Tăng cường vị thế bảo mật, phát triển các ứng dụng an toàn và bảo vệ khối lượng công việc trên các đám mây.

Microsoft Defender Quản lý vị thế bảo mật trên đám mây

Ưu tiên những rủi ro nghiêm trọng nhất và có được khả năng quan sát hợp nhất về vị thế bảo mật đa đám mây của bạn.

Microsoft Defender cho DevOps

Hợp nhất bảo mật DevOps trên mọi quy trình cũng như môi trường kết hợp và đa đám mây.

Làn sóng bảo mật đa đám mây tiếp theo

Tìm hiểu điều gì thúc đẩy việc tiếp nhận CNAPP và cách đưa bảo mật vào quy trình từ lúc lập trình đến khi vận hành trên đám mây.

Bảo vệ thông tin

Câu hỏi thường gặp

  • CNAPP hợp nhất các chức năng bảo mật và tuân thủ trên một nền tảng duy nhất để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó tốt hơn với các mối đe dọa bảo mật đám mây. Việc sử dụng một giao diện người dùng duy nhất sẽ mang đến cho các tổ chức khả năng quan sát mối đe dọa toàn diện trên nhiều môi trường đám mây và khối lượng công việc. Điều này cũng cho phép các nhà phát triển và nhóm bảo mật sớm đưa bảo mật vào các ứng dụng trong vòng đời phát triển.

  • Ứng dụng trên nền tảng đám mây là một chương trình được xây dựng để tận dụng kiến trúc điện toán đám mây. Cách thiết kế và cung cấp ứng dụng này khác với ứng dụng nguyên khối truyền thống. Thời gian phát triển cũng nhanh hơn. Các ứng dụng trên nền tảng đám mây có khả năng mở rộng và di động cao hơn so với các ứng dụng được cung cấp theo cách truyền thống.

  • Một CNAPP như Microsoft Defender cho Đám mây chính là cách tốt nhất để bảo mật các ứng dụng trên nền tảng đám mây. Sản phẩm này giúp các nhà phát triển và nhóm bảo mật nâng cao tính bảo mật trong suốt vòng đời phát triển. Đồng thời, Microsoft Defender cho Đám mây cung cấp khả năng quan sát mối đe dọa, tuân thủ và quản lý quyền tập trung trên các môi trường đa đám mây.

  • Dưới đây là hai trường hợp sử dụng CNAPP.

    Một tổ chức đã áp dụng các phương pháp phát triển ứng dụng DevSecOps hiện đại nhưng vẫn sử dụng nhiều công cụ riêng rẽ để bảo vệ ứng dụng từ lúc lập trình đến khi vận hành trên đám mây. Tổ chức này có thể triển khai CNAPP. CNAPP sẽ đơn giản hóa và tăng tốc đáng kể mô hình DevSecOps.

    Một tổ chức có các ứng dụng và khối lượng công việc phân tán rải rác khắp các đám mây riêng tư và công cộng. Nhóm bảo mật của họ đang gặp khó khăn trong việc ưu tiên cảnh báo. Tổ chức này cũng sẽ thấy được những lợi thế từ việc triển khai CNAPP. CNAPP sẽ tập trung thông tin về mối đe dọa vào một bảng điều khiển duy nhất cho nhóm bảo mật quan sát, đồng thời tự động hóa các chức năng quản lý quyền và tuân thủ, giúp dễ dàng bảo mật toàn bộ phạm vi hiện diện trên đám mây.

  • Nền tảng bảo vệ ứng dụng trên nền tảng đám mây (CNAPP) là một nhóm giải pháp bảo mật hợp nhất trên một nền tảng duy nhất, có khả năng bảo vệ các ứng dụng từ khi phát triển đến lúc vận hành. 

    Trình cung cấp bảo mật truy nhập đám mây (CASB) bảo vệ việc tổ chức bạn sử dụng dịch vụ đám mây bằng cách thực thi các chính sách bảo mật doanh nghiệp của bạn, giảm nhẹ rủi ro và duy trì tuân thủ theo quy định.

    Giải pháp quản lý vị thế bảo mật trên đám mây (CSPM) cung cấp cho các nhóm bảo mật dạng xem có phân loại ưu tiên về các lỗ hổng và cấu hình sai tiềm ẩn trên các môi trường đám mây và liên tục đánh giá vị thế bảo mật tổng thể của bạn.

    Nền tảng bảo vệ khối lượng công việc trên đám mây (CWPP) cung cấp tính năng phát hiện theo thời gian thực và ứng phó với các mối đe dọa dựa trên thông tin mới nhất trên tất cả khối lượng công việc đa đám mây của bạn.

Theo dõi Microsoft