Trace Id is missing
Bỏ qua để tới nội dung chính
Microsoft Security

CSPM là gì?

Quản lý vị thế bảo mật trên đám mây (CSPM) là quy trình giám sát về các rủi ro và cấu hình sai ở các hệ thống và hạ tầng trên nền điện toán đám mây.

Định nghĩa về CSPM

Quản lý vị thế bảo mật trên đám mây (CSPM) xác định và khắc phục các rủi ro bằng cách tự động hóa các dòng công việc quan sát, giám sát không gián đoạn, phát hiện mối đe dọa và khắc phục nhằm tìm kiếm các cấu hình sai trên các môi trường/hạ tầng đám mây đa dạng, bao gồm: 

  • Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)
  • Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Saas)
  • Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)

Trực quan hóa và đánh giá rủi ro chỉ là hai phần nhỏ trong số những khả năng mà CSPM có thể mang tới cho bạn. Các công cụ CSPM còn tiến hành ứng phó sự cố, đề xuất biện pháp khắc phục, giám sát hoạt động tuân thủ cũng như tích hợp DevOps vào các môi trường/hạ tầng đa đám mây. Một số giải pháp CSPM giúp các nhóm bảo mật chủ động kết nối các điểm yếu ở các môi trường đám mây, rồi khắc phục chúng trước khi xảy ra vi phạm.

Tại sao CSPM lại quan trọng?

Khi số người và tổ chức chuyển sang đám mây vẫn tăng mỗi ngày, thì số lượng rủi ro bảo mật có chủ đích và vô tình cũng tăng theo. Và mặc dù vi phạm dữ liệu diễn ra phổ biến, tỷ lệ xảy ra lỗi cao nhất vẫn đến từ các cấu hình sai trên đám mây và sai số chủ quan. 

Sự phát triển về mối đe dọa đối với cấu hình và hạ tầng bảo mật đám mây, cùng với việc tăng khả năng gặp mức rủi ro ngoài dự kiến, có thể dẫn tới nhiều khía cạnh. Với một CSPM mạnh mẽ và đa dạng, bạn có thể bảo vệ mình và tổ chức trước những điều dưới đây qua các biện pháp ứng phó tức thời và tự động: 

  • Cấu hình sai
  • Các sự cố về hoạt động tuân thủ pháp lý và quy định
  • Truy nhập trái phép
  • Giao diện/API không an toàn
  • Chiếm tài khoản
  • Thiếu khả năng quan sát
  • Thiếu tính rõ ràng trong đường thời gian trách nhiệm dự án
  • Chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài
  • Sử dụng và cấu hình không đúng cách đối với danh tính và quyền sử dụng đám mây
  • Các sự cố về hoạt động tuân thủ và quy định
  • Các cuộc tấn công Từ chối dịch vụ (DoS) và Từ chối dịch vụ phân tán (DDoS)

Lợi ích từ CSPM

Việc bảo vệ khối lượng công việc bắt đầu từ việc áp dụng các chính sách bảo mật tùy chỉnh cho tổ chức bạn thông qua một CSPM mạnh mẽ và toàn diện. Một CSPM mạnh sẽ định kỳ khám phá các tài nguyên được triển khai trong toàn khối lượng công việc của bạn, rồi đánh giá chúng để xem có đáp ứng được các biện pháp bảo mật tối ưu không. Cụ thể hơn thì dưới đây là bốn lợi ích chính từ CSPM:

Bạn kiểm soát nhiều hơn

Quản lý các chính sách bảo mật đám mây, đồng thời đảm bảo các dịch vụ PaaS và máy ảo luôn tuân thủ các quy định dễ thay đổi. Áp dụng chính sách cho các nhóm quản lý, gói đăng ký và toàn bộ đối tượng thuê.

Đơn giản hóa và kết nối quy trình quản lý vị thế bảo mật trên đám mây

Dùng AI và tự động hóa để cho chạy và đặt cấu hình CSPM trên các môi trường quy mô lớn nhằm nhanh chóng xác định các mối đe dọa, mở rộng và tăng cường điều tra mối đe dọa, đồng thời giúp tự động hóa việc khắc phục. Kết nối các công cụ hiện có vào hệ thống quản lý để hợp lý hóa việc giảm thiểu mối đe dọa.

Luôn nhận thức

Quy trình CSPM sẽ luôn giám sát trạng thái bảo mật ở tài nguyên đám mây của bạn trong các môi trường khác nhau, bao gồm Azure, AWS và Google Cloud. Tự động đánh giá tài nguyên của bạn trên máy chủ, bộ chứa, cơ sở dữ liệu và thiết bị lưu trữ. Nhờ CSPM toàn diện, bạn có thể xem khối lượng công việc của máy chủ để triển khai các biện pháp bảo mật và quyền truy nhập tùy chỉnh. 

Cung cấp sự trợ giúp và các đề xuất

Xem thông tin chuyên sâu về trạng thái hiện tại của bạn và các đề xuất để cải thiện vị thế bảo mật. Các thay đổi về hoạt động tuân thủ pháp lý và quy định diễn ra thường xuyên, bởi vậy nên việc có một CSPM giám sát và tự động áp dụng các nội dung cập nhật này sẽ nâng cao vị thế bảo mật của bạn và ngăn chặn các cấu hình sai phổ biến. Các công cụ CSPM có thể phân tích triệt để môi trường đám mây để xác định rủi ro bằng cách kết nối kiến thức. Những biện pháp đó giúp các nhóm bảo mật chủ động giảm bề mặt tấn công.

Các công cụ CSPM hoạt động ra sao để bảo vệ hạ tầng đám mây?

Cấu hình sai trên đám mây xảy ra khi khuôn khổ bảo mật của hạ tầng đám mây không tuân theo chính sách cấu hình, điều này có thể trực tiếp gây rủi ro cho bảo mật của hạ tầng. CSPM mang tới cho bạn khả năng quan sát các môi trường đám mây để nhanh chóng phát hiện các lỗi cấu hình và khắc phục chúng thông qua tự động hóa.

Các công cụ CSPM quản lý và giảm thiểu rủi ro trên toàn bộ bề mặt tấn công đám mây của tổ chức thông qua: 

Mọi khối lượng công việc không đáp ứng các yêu cầu bảo mật hoặc các rủi ro đã xác định đều sẽ được gắn cờ và đưa vào danh sách ưu tiên cần khắc phục. Sau đó, bạn có thể sử dụng các đề xuất này để giảm khả năng bị tấn công cho từng tài nguyên của mình.

Các chức năng chính của CSPM

Để có được bức tranh toàn cảnh về vị trí các lỗ hổng nghiêm trọng nhất trong tổ chức bạn, cần phải hiểu được rằng rủi ro là một chuỗi có liên quan với nhau. Khi bạn phân tích các tính năng chính của chúng, bạn sẽ thấy rõ được giá trị và mức độ cần thiết của các công cụ CSPM. Chúng hoạt động liên kết với nhau bằng cách:

  1. Sử dụng các chức năng tự động hóa để sửa tức thời mà không cần sự tham gia của con người.
  2. Giám sát, đánh giá và quản lý các nền tảng IaaS, SaaS và PaaS trong các môi trường tại chỗ, đám mây kết hợp và đa đám mây.
  3. Xác định và tự động khắc phục các cấu hình sai trên đám mây.
  4. Duy trì khả năng quan sát chính sách và hoạt động thực thi đáng tin cậy với mọi nhà cung cấp.
  5. Quét nội dung cập nhật của các ủy nhiệm tuân thủ quy định – như HIPAA, PCI DSS và GDPR – rồi đề xuất các yêu cầu bảo mật mới.
  6. Thực hiện các đánh giá rủi ro dựa trên các khuôn khổ và tiêu chuẩn bên ngoài do các tổ chức như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) tạo ra.
  7. Quét hệ thống của bạn để tìm cấu hình sai và cài đặt không phù hợp – điều có thể khiến hệ thống dễ bị tấn công – rồi đưa ra các đề xuất khắc phục.

CSPM so với các giải pháp bảo mật đám mây khác

CSPM và CIEM

CSPM thiết yếu trong việc giữ cho tổ chức của bạn tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu và của ngành, trong khi Quản lý vị thế bảo mật trên đám mây (CIEM) theo dõi các tài khoản có thể xảy ra hành vi trộm cắp thông tin xác thực. CIEM quản lý hiệu quả các rủi ro bảo mật liên quan đến các quyền sử dụng danh tính (cả con người và phi con người).

Đánh giá vị thế bảo mật của hạ tầng đám mây (CISPA)

CISPA báo cáo về các cấu hình sai và các sự cố bảo mật khác. CSPM còn cảnh báo bạn về các sự cố bảo mật và sở hữu tự động hóa ở nhiều cấp độ – từ các tác vụ đơn giản cho đến các quy trình trí tuệ nhân tạo nâng cao – để phát hiện và khắc phục các sự cố có thể dẫn đến những lo ngại về bảo mật.

Nền tảng bảo vệ khối lượng công việc trên đám mây (CWPP)

CWPP chỉ bảo vệ khối lượng công việc, còn CSPM thì đánh giá toàn bộ môi trường đám mây. Ngoài ra, CSPM còn mang tới khả năng tự động hóa tinh vi hơn và biện pháp khắc phục rõ ràng hơn so với những gì CWPP có thể cung cấp.

Trình cung cấp bảo mật truy nhập đám mây (CASB)

CASB giám sát hạ tầng thông qua các tính năng tường lửa, phát hiện phần mềm xấu, xác thực và ngăn mất dữ liệu. CSPM thực hiện các tác vụ giám sát tương tự, đồng thời còn thiết lập chính sách để xác định hạ tầng mong muốn. Sau đó, CSPM xác minh rằng tất cả hoạt động mạng đều hỗ trợ chính sách đó. 

CSPM và Bảo mật mạng

CSPM liên tục phân tích trạng thái bảo mật ở các tài nguyên của bạn để đưa ra biện pháp tối ưu về bảo mật mạng.

CSPM và CNAPP

Nền tảng bảo vệ ứng dụng đám mây gốc (CNAPP) cung cấp một dạng xem tổng thể về các rủi ro bảo mật đám mây trong một nền tảng. Giải pháp này bao gồm Quản lý vị thế bảo mật trên đám mây (CSPM), Bảo mật mạng dịch vụ đám mây (CSNS), cũng như Nền tảng bảo vệ khối lượng công việc trên đám mây (CWPP).

CSPM và cấu hình sai trên đám mây

Một nguyên nhân lớn gây ra các sự cố về bảo mật đám mây chính là cấu hình không đúng cách cho cả hệ thống và hạ tầng trong đám mây. Các cấu hình sai này tạo lỗ hổng khi cho phép hoạt động truy nhập trái phép được diễn ra với các hệ thống và dữ liệu, đồng thời gây nên các sự cố bảo mật khác.

Vai trò của CSPM đối với doanh nghiệp

CSPM có thể được dùng để đánh giá và củng cố cấu hình bảo mật cho các tài nguyên đám mây của bạn. Sở hữu khả năng bảo vệ được tích hợp cho các ứng dụng và tài nguyên đa đám mây của bạn qua Bộ bảo vệ Microsoft dành cho Đám mây (trước đây là Azure Security Center). Bộ bảo vệ dành cho Đám mây mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về bảo mật trong môi trường kết hợp và đa đám mây của mình theo thời gian thực. Xem các đề xuất về cách bảo vệ dịch vụ của mình, nhận cảnh báo về mối đe dọa đối với khối lượng công việc và nhanh chóng truyền tất cả thông tin đó đến Microsoft Sentinel (trước đây là Azure Sentinel) để thực hiện tìm kiếm mối đe dọa thông minh.

Câu hỏi thường gặp

  • Các công cụ CSPM quản lý và giảm thiểu rủi ro trên toàn bộ bề mặt tấn công đám mây của tổ chức.

  • Dù bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay tổ chức quốc tế thì việc sử dụng công cụ CSPM để giúp nhóm của bạn bảo vệ môi trường đám mây và duy trì các tiêu chuẩn bảo mật mạnh mẽ đều là một động thái khôn ngoan.

  • Quản lý vị thế bảo mật trên đám mây được triển khai thông qua phần mềm hoặc ứng dụng.

  • Các công cụ tự động sẽ cung cấp khả năng quan sát những tài nguyên có trong đám mây và cách chúng được đặt cấu hình. Các công cụ này cũng sẽ phát hiện và giải quyết các vi phạm về tuân thủ, đồng thời, giúp nhóm của bạn quản lý biện pháp ứng phó trước sự cố.

Theo dõi Microsoft