Trace Id is missing
Bỏ qua để tới nội dung chính
Microsoft Security

SOAR là gì?

Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công trong khắp doanh nghiệp bảo mật của bạn bằng Microsoft Sentinel, một giải pháp SecOps hiện đại.

Định nghĩa về SOAR

Điều phối bảo mật, tự động hóa và ứng phó (SOAR) là tập hợp các dịch vụ và công cụ tự động hóa hoạt động ngăn chặn cuộc tấn công qua mạng và đưa ra biện pháp ứng phó. Quá trình tự động hóa này được thực hiện bằng cách hợp nhất các tích hợp, xác định cách chạy tác vụ và phát triển kế hoạch ứng phó sự cố phù hợp với nhu cầu của tổ chức bạn. 

Với sự trợ giúp của công nghệ SOAR, các nhóm trung tâm điều hành bảo mật (SOC) vốn trước đây tràn ngập những tác vụ lặp lại và tiêu tốn thời gian thì hiện đã có thể giải quyết hiệu quả hơn các sự cố, từ đó giảm chi phí, lấp đầy khoảng trống về độ bao quát và tăng năng suất.

SOAR hoạt động như thế nào?

SOAR thường bao gồm ba cấu phần hoạt động cùng nhau để tìm và ngăn chặn các cuộc tấn công: điều phối, tự động hóa và ứng phó sự cố.  

Cấu phần điều phối kết nối các công cụ nội bộ và bên ngoài, bao gồm các tích hợp sẵn dùng và tích hợp tùy chỉnh để hỗ trợ truy nhập vào công cụ đó từ một vị trí trung tâm. Điều này cho phép bạn hợp nhất dữ liệu và hợp lý hóa các quy trình, thiết lập bối cảnh cho quá trình tự động hóa. 

Cấu phần tự động hóa lập trình tác vụ để chúng tự thực thi. Hoạt động này được thực hiện thông qua cẩm nang hoặc bộ sưu tập dòng công việc tự động chạy khi được một quy tắc hoặc sự cố kích hoạt. Cẩm nang cho phép bạn tự động hóa tác vụ, quản lý cảnh báo và tạo biện pháp ứng phó trước các mối đe dọa và sự cố.

Điều phối và tự động hóa đặt nền tảng cho quá trình ứng phó sự cố hoạt động trên nền tảng AI, giúp ứng phó nhanh, chính xác hơn và ít vấn đề bảo mật cần khắc phục hơn.

SOAR so với SIEM

Nếu bạn đang khám phá các giải pháp bảo mật thì có thể bạn sẽ bắt gặp một công cụ bảo mật liên quan với từ viết tắt nghe khá tương đồng: quản lý sự kiện và thông tin bảo mật (SIEM). SIEM là gì và khác SOAR ra sao? Khi nào nên ưu tiên sử dụng giải pháp này hơn giải pháp kia?

Các công cụ SOAR chủ yếu được sử dụng để điều phối và tự động hóa biện pháp ứng phó mối đe dọa, còn SIEM mang đến khả năng bao quát hoạt động tốt hơn thông qua việc phát hiện mối đe dọa, quản lý nhật ký, phân tích sự cố, đồng thời tuân thủ quy định và tiêu chuẩn. Khả năng bao quát này được thực hiện thông qua việc ghi nhật ký và hợp nhất nhiều luồng dữ liệu từ khắp mạng của bạn, mang tới cái nhìn tổng quan về bối cảnh bảo mật tổng thể của tổ chức.

Hai hệ thống này hoạt động tối ưu khi chạy cùng nhau. SIEM thu thập và phân tích dữ liệu, SOAR chạy dựa trên dữ liệu đó. Từ đó. tạo thành giải pháp hoàn chỉnh để phát hiện, hiển thị và ứng phó rủi ro.

Tự động hóa và điều phối

Hãy cùng tìm hiểu thêm về hai cấu phần nền tảng giúp SOAR khả thi – tự động hóa và điều phối bảo mật – cũng như sự khác biệt và bổ sung cho nhau của hai cấu phần này.

Cấu phần tự động hóa bảo mật giúp bạn có thể đề ra lộ trình hành động tự triển khai. Ví dụ: bạn có thể sử dụng khả năng tự động hóa để lập trình tác vụ, cảnh báo hoặc ứng phó sự cố. Cấu phần Tự động hóa cũng giúp đẩy nhanh các quy trình bảo mật như tìm kiếm và khắc phục mối đe dọa để các mối đe dọa tiềm ẩn trong môi trường của bạn được giải quyết qua ít bước hơn. Nhờ hợp lý hóa tác vụ và quy trình, các nhóm SOC giảm được lượng thời gian cho việc sắp xếp các cảnh báo không có hồi kết và dành sự tập trung vào những tín hiệu quan trọng.  

Cấu phần điều phối bảo mật cung cấp cho bạn khả năng kết nối với nhiều công cụ và tích hợp để thông tin có thể được tập trung và chia sẻ. Điều phối cũng cho phép các công cụ này ứng phó sự cố theo nhóm trên toàn bộ môi trường, ngay cả khi dữ liệu được phát tán trên toàn mạng. Vì các chức năng này nên cấu phần điều phối trở nên thiết yếu trong hoạt động điều phối tính năng tự động hóa quy mô lớn.  

Cấu phần tự động hóa bảo mật đơn giản hóa các tác vụ để chúng chạy mượt hơn, còn cấu phần điều phối bảo mật kết nối các công cụ để chúng chạy cùng nhau. Cả hai cấu phần SOAR hoạt động cùng nhau để tạo thành một hệ thống gắn kết hơn, tối đa hóa hiệu quả từ đầu đến cuối.

Tại sao SOAR lại quan trọng?

Các cuộc tấn công qua mạng ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết – và cũng trở nên tinh vi hơn. Đó là lý do tại sao nhiều tổ chức hiện đang ưu tiên cho an ninh mạng – và tại sao các công ty, cũng như người tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng chi tiêu cho các giải pháp bảo mật qua từng năm.

Mặc dù vậy, tội phạm mạng vẫn chưa thôi nỗ lực. Vi phạm dữ liệu đang gia tăng, khiến số lượng cảnh báo trở nên quá tải, từ đó gây căng thẳng cho các nhóm SOC mỗi ngày. Việc ứng phó thủ công trước các cảnh báo này có thể gây tiêu tốn thời gian, rườm rà và không chính xác. Và với lượng thông báo cực lớn đến từ các hệ thống khác nhau, việc có được bức tranh rõ ràng và gắn kết về bối cảnh bảo mật của bạn thông qua sự tạp nhiễu ngày càng trở nên khó khăn.  

Đó chính là nơi SOAR hiệu quả. Công nghệ SOAR cung cấp hệ thống đầu cuối tự động xác định các lỗ hổng và biện pháp ứng phó mà không cần sự can thiệp của con người. Với các công cụ SOAR, một tổ chức có thể xác định và thiết lập cách phản ứng với sự kiện, giải phóng thời gian và ngân sách để tập trung vào các dự án có mức ưu tiên cao hơn.

Lợi ích của SOAR

Các công cụ SOAR rất cần thiết cho việc hợp lý hóa phương pháp tiếp cận SecOps. Khám phá nhiều lợi ích lâu dài từ việc bổ sung SOAR vào bộ giải pháp bảo mật của bạn.

  • Năng suất cao hơn

    Công cụ SOAR làm giảm số lượng tác vụ và thao tác lặp lại, tốn thời gian đang thực hiện. Điều này giúp nhóm của bạn làm việc thông minh hơn mà giảm được công sức.

  • Dạng xem tập trung về hoạt động

    Các giải pháp SOAR tích hợp nhiều công cụ khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau để tất cả đều hội tụ ở cùng một nơi. Khi đó, các nhóm SOC có thể truy nhập thông tin họ cần một cách thuận tiện để điều tra và khắc phục sự cố.

  • Tối ưu hóa chi phí

    Việc hợp nhất các nhà cung cấp bảo mật có thể giúp bạn giảm chi phí hoạt động tới 60 phần trăm, dành chỗ cho các nhu cầu có mức ưu tiên cao hơn trong ngân sách của bạn.

  • Dễ dàng cộng tác và triển khai

    Công cụ điều phối hợp nhất các hệ thống bằng cách đặt công cụ phù hợp vào tay người phù hợp – và bằng cách cung cấp cho những người đó dữ liệu họ cần để bắt đầu đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.

  • Ứng phó nhanh hơn

    Bằng cách tự động hóa biện pháp ứng phó sự cố cho nhiều kịch bản khác nhau, các công cụ SOAR giúp giảm đáng kể thời gian ứng phó trung bình, dẫn đến các giải pháp nhanh hơn và chính xác hơn với số lần dương tính giả ít hơn tới 79 phần trăm.

  • Ngăn chặn các cuộc tấn công đang không ngừng tăng lên

    Với thông tin về mối đe dọa, các công cụ SOAR cung cấp thông tin chuyên sâu hơn về những rủi ro tiềm ẩn thông qua dữ liệu, giúp nhóm của bạn tiến hành các cuộc điều tra có ý nghĩa hơn đối với những sự cố phức tạp.

Các biện pháp tối ưu từ SOAR

Đảm bảo giải pháp SOAR của bạn đáp ứng nhu cầu của tổ chức bạn. Biết được những nội dung cần tìm kiếm bằng các tính năng và chức năng được đề xuất này.

  • Ứng phó sự cố tự động hóa

    Một giải pháp SOAR hiệu quả sẽ giám sát được các cảnh báo bảo mật và ứng phó với chúng bằng các công cụ giúp dễ dàng tự động hóa.

  • Điều phối

    Các công cụ nên liên kết với nhau và hoạt động theo một nhóm. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng các tích hợp ưu tiên của mình tương thích với môi trường hiện tại.

  • Thông tin về mối đe dọa

    Nhiều nền tảng SOAR sử dụng thông tin về mối đe dọa để thu thập dữ liệu theo ngữ cảnh về hoạt động độc hại tiềm ẩn. Điều này giúp các nhóm bảo mật có quyết định hành động phù hợp nhất để luôn được bảo vệ.

  • Quản lý sự cố mạnh mẽ

    Các sự cố cần được ghi lại, quản lý và điều tra từ cùng một nơi tập trung. Điều này giúp xác định và quản lý các mối đe dọa tiềm ẩn và không xác định.

  • Tự động hóa cẩm nang

    Khi đánh giá các giải pháp SOAR, bạn sẽ muốn tạo được nhiều cẩm nang khác nhau và có quyền truy nhập vào cả dòng công việc dựng sẵn lẫn tùy chỉnh.

  • Hạ tầng linh hoạt, có thể mở rộng

    Với công nghệ luôn ở trạng thái thay đổi liên tục, khả năng mở rộng và tính khả dụng là điều thiết yếu với giải pháp SOAR. Tìm giải pháp có thể mở rộng hoặc giảm quy mô để đáp ứng nhu cầu của bạn.

Giải pháp SOAR

Mỗi tổ chức đều khác nhau, đó là lý do tại sao việc tìm giải pháp SOAR phù hợp với bạn có thể khó khăn. Để cộng tác tối ưu, giải pháp SOAR của bạn phải tương thích với các công cụ và quy trình ưa thích, cũng như môi trường hiện tại của bạn. Giải pháp này mang đến các tính năng tự động hóa sẵn dùng, mạnh mẽ và có thể tùy chỉnh, linh hoạt về mặt triển khai, đồng thời mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của bạn.

Để có một giải pháp doanh nghiệp toàn diện, hoàn chỉnh sở hữu khả năng phát hiện tấn công, hiển thị mối đe dọa và ứng phó, bạn sẽ muốn khám phá các dịch vụ có cả chức năng SOAR và SIEM. Microsoft Sentinel là một giải pháp SecOps trên nền tảng đám mây có thể mở rộng đi kèm với tính năng điều phối và tự động hóa tích hợp sẵn, cũng như khả năng cung cấp sự bao quát cho toàn bộ doanh nghiệp của bạn. Với Microsoft Sentinel, một nền tảng sẽ xử lý mọi nhu cầu bảo mật của bạn.

Tìm hiểu thêm về Microsoft Security

Microsoft SIEM và XDR

Sở hữu tính năng bảo vệ chống mối đe dọa được tích hợp trên mọi thiết bị của bạn với SIEM và XDR trên nền tảng đám mây.

Microsoft Defender XDR

Làm gián đoạn các cuộc tấn công đa miền bằng khả năng quan sát mở rộng và AI vượt trội từ giải pháp XDR hợp nhất.

Total Economic Impact™ của Microsoft SIEM và XDR

Khám phá các lợi ích kinh doanh và tiết kiệm chi phí lâu dài khi đầu tư vào công nghệ SIEM và XDR của Microsoft.

Câu hỏi thường gặp

  • Các tổ chức sử dụng công cụ SOAR để tự động hóa hoạt động bảo mật của mình và ứng phó với sự cố hiệu quả hơn. Phương pháp tiếp cận bảo mật được hợp lý hóa này giúp tiết kiệm chi phí hơn, giảm khoảng trống trong phạm vi và nhóm vận hành bảo mật làm việc hiệu quả hơn.

  • SOAR thường được triển khai thông qua điều phối, tự động hóa và ứng phó. Công cụ điều phối đưa các hệ thống và tích hợp khác nhau vào một nơi tập trung, trong khi tự động hóa (thường được kích hoạt thông qua cẩm nang) thiết lập và xác định thời điểm cần chạy một hành động. Cả hai cấu phần hoạt động song song để tạo thành một hệ thống ứng phó sự cố tự động hoạt động hiệu quả và nhanh chóng.

  • Nhóm SOC nhận được số lượng rất lớn cảnh báo bảo mật hàng ngày. Công cụ SOAR giúp giảm bớt phần nào áp lực này bằng cách tự động hóa các tác vụ và quy trình tốn thời gian, đặt nền tảng cho hệ thống ứng phó sự cố tự tương tác và giải quyết các cảnh báo. Điều này giúp giải phóng thời gian để các nhóm SOC tập trung vào những tác vụ có mức độ ưu tiên cao hơn. 

  • Một công nghệ mới hơn có nhiều điểm tương đồng với SIEM và SOAR, phát hiện và ứng phó mở rộng (XDR) tích hợp dữ liệu trên một môi trường nhằm mục đích phát hiện và ứng phó các mối đe dọa. Cả XDR và SOAR đều có khả năng tự động hóa dòng công việc và biện pháp ứng phó, mặc dù SOAR là giải pháp duy nhất hỗ trợ hoạt động điều phối.

  • Công nghệ điều phối, tự động hóa và ứng phó bảo mật (SOAR) là tập hợp các công cụ hoặc dịch vụ giúp tích hợp và tự động hóa tác vụ và quy trình liên quan đến bảo mật.

Theo dõi Microsoft 365