Trace Id is missing

Công nghệ và nguồn năng lượng tái tạo

Các nguồn năng lượng tái tạo đã trở nên phổ biến và được chấp nhận theo cấp số nhân khi chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân nhận ra rằng sự nóng lên toàn cầu là một trong những mối đe dọa lớn nhất trong cuộc đời chúng ta.

Năng lượng tái tạo là gì?

Có thể bạn đã nghe thuật ngữ “năng lượng tái tạo” được đề cập cùng với sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Nhưng chính xác thì năng lượng tái tạo là gì? Tạo sao năng lượng tái tạo lại quan trọng như vậy?

Năng lượng tái tạo đề cập đến các nguồn năng lượng tự nhiên hoặc quy trình sản xuất có thể được bổ sung hoặc tái tạo liên tục. Chẳng hạn như chúng ta sẽ không bao giờ sợ hết nắng và gió. Thực tế, tua bin gió và tấm pin năng lượng mặt trời nằm trong số những nguồn năng lượng tái tạo hàng đầu.

Ngoài đặc điểm là không bao giờ cạn kiệt, các nguồn năng lượng tái tạo – hoặc “năng lượng tái tạo” – thường tạo ra ít ô nhiễm hơn so với các nguồn năng lượng không tái tạo, khiến năng lượng tái tạo trở thành lựa chọn lành mạnh hơn cho con người, động vật và hành tinh. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo toàn cầu và những người ủng hộ môi trường đang đề cao năng lượng tái tạo là chìa khóa để xây dựng một tương lai bền vững hơn đối với môi trường.

Ngược lại, các nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, khí đốt và than đá có số lượng hạn chế, không thể bổ sung nhanh chóng và không có sẵn ở mọi khu vực trên thế giới. Cân nhắc về dầu thô: Mặc dù nhiều quốc gia sản xuất dầu thô, nhưng Cơ quan quản lý Thông tin năng lượng Hoa Kỳ báo cáo rằng hơn một nửa nguồn cung dầu thô của thế giới chỉ bắt nguồn từ 5 quốc gia. Nhưng quan trọng nhất là các nguồn năng lượng không thể tái tạo như các loại nhiên liệu hóa thạch dựa trên carbon này được coi là một trong những yếu tố góp phần lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. 

Yêu cầu phát thải ròng bằng 0

Khi chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện phải đối mặt với thực tế rằng sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu là những mối đe dọa lớn nhất trong cuộc đời chúng ta thì các nguồn năng lượng tái tạo đã trở nên phổ biến và được chấp nhận theo cấp số nhân. Với sự trợ giúp của các công nghệ hiện đại, các nguồn năng lượng thay thế ngày nay  không chỉ trở nên đáng tin cậy hơn mà còn giúp tiết kiệm chi phí tốt hơn – thậm chí còn hơn cả nhiên liệu hóa thạch.

Khi nhận thức rằng những nỗ lực cá nhân nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu không thể đảo ngược là chưa đủ, các quốc gia trên thế giới đã ký Thỏa thuận Paris vào năm 2016. Hiệp ước quốc tế này quy định rằng các chính phủ trên toàn thế giới sẽ cố gắng đạt được mục tiêu “phát thải ròng bằng 0” – loại bỏ khỏi bầu khí quyển trái đất lượng carbon dioxide bằng chính lượng chúng ta thải vào bầu khí quyển – trước năm 2050.

Việc thế giới tiếp tục chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thải vào bầu khí quyển lượng khí nhà kính tối thiểu chính là cách sẽ giúp chúng ta ngăn chặn thành công những biến đổi môi trường thảm khốc sắp xảy ra với mình. Và năng lượng tái tạo – thường “sạch hơn và xanh hơn” so với năng lượng không tái tạo – luôn đi đầu trong nỗ lực này.

Các nguồn năng lượng tái tạo phổ biến

Mỗi ngày đều có những nỗ lực mới diễn ra nhằm phát triển và triển khai các nguồn năng lượng tái tạo mà không gây thêm thiệt hại cho hành tinh. Hãy cùng xem xét một số nguồn năng lượng thay thế phổ biến nhất:

Năng lượng mặt trời

Hoạt động dựa trên năng lượng mặt trời hoặc quang điện (PV), các tế bào làm từ silicon hoặc các vật liệu khác có thể biến ánh sáng mặt trời thành điện năng. Lượng năng lượng mặt trời có thể được tích trữ và sử dụng phụ thuộc vào thời điểm trong ngày, mùa và vị trí địa lý của tế bào quang điện. Mặc dù vậy nhưng theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, chỉ cần 90 phút tích trữ ánh nắng trên bề mặt trái đất là cấp đủ năng lượng cho mọi nhu cầu sử dụng năng lượng trên hành tinh trong một năm.

Trang trại năng lượng mặt trời không chỉ giới hạn trên đất liền. Các hệ thống này cũng có thể nằm trong các vùng nước, như hồ chứa và hồ nước. (Các tấm pin năng lượng mặt trời như vậy được gọi là pin quang điện nổi.) Khi được bố trí và sản xuất một cách có trách nhiệm, các hệ thống năng lượng mặt trời không có tác động xấu đến môi trường, vì chúng không tạo ra chất ô nhiễm không khí hoặc khí nhà kính.

Năng lượng gió

Gió làm cho cánh quạt tua bin quay, máy phát điện tận dụng điều này để tạo ra điện. Một trong những sự phàn nàn lớn nhất về năng lượng gió là những chiếc cối xay gió khổng lồ (và thường được cho là xấu xí) dùng để tạo ra năng lượng gió chiếm nhiều diện tích đất.

Trang trại gió ngoài khơi là một giải pháp thay thế phổ biến cho các trang trại trên đất liền. Mặc dù các trang trại gió ngoài khơi có những bất lợi – bao gồm thời tiết có khả năng biến động và nước lớn ở nơi các tua bin cần hoạt động, cùng chi phí đắt đỏ để lắp đặt dây cáp điện dưới đáy biển – nhưng nguồn cung cấp gió vô hạn vẫn khiến mô hình này trở thành một nguồn tài nguyên hấp dẫn.

Năng lượng địa nhiệt

Được tạo ra trong các giếng nhân tạo ra dùng để chiết xuất nước được nung nóng bằng macma – một hỗn hợp nóng chảy của các khoáng chất và khí – từ lõi của trái đất. Khi bốc lên trên mặt đất, nước chuyển thành hơi nước, điều này kích hoạt các tua bin, sau đó cung cấp năng lượng cho máy phát điện để sản xuất điện. Việc bơm hơi nước và nước nóng trở lại lòng đất làm giảm lượng khí thải do năng lượng địa nhiệt tạo ra, đưa tài nguyên thủy nhiệt này trở thành năng lượng xanh.

Một số khu vực trên thế giới, chẳng hạn như Iceland, có rất nhiều tài nguyên địa nhiệt sẵn có và dễ dàng tiếp cận, trong khi các khu vực khác lại thiếu nguồn tài nguyên tự nhiên này. Một điều bất lợi khác là việc đào các điểm nóng địa chất để tạo giếng có thể gây ra thiệt hại môi trường đáng kể và làm tăng nguy cơ động đất. 

Năng lượng thủy điện

Đề cập đến các đập hoặc rào chắn được xây dựng để kiểm soát dòng nước. Sau đó, nước được chuyển hướng sẽ quay các cánh tua bin của máy phát điện và tạo ra điện. Vì sự chắc chắn của nguồn nước, năng lượng thủy điện thường đáng tin cậy hơn so với năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió. Độ tin cậy này đưa thủy điện trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất về điện ở Hoa Kỳ.

Các nhà máy thủy điện lớn, còn được gọi là siêu đập, không được coi là năng lượng không tái tạo vì chúng làm chuyển hướng và làm giảm dòng nước tự nhiên. Các động vật và con người ở gần có thể bị thiệt hại do mất một phần hoặc toàn bộ quyền tiếp cận nguồn nước mà họ phụ thuộc vào. Ngược lại, các nhà máy thủy điện nhỏ – có công suất lắp đặt dưới 40 megawatt – chỉ chuyển một phần nhỏ dòng nước so với những người anh em lớn hơn và những nhà máy được quản lý cẩn thận sẽ không tạo ra nhiều thiệt hại về môi trường.

Năng lượng thủy triều

Một ví dụ khác về năng lượng nước, chỉ có tài nguyên này là dựa vào dòng thủy triều hai lần mỗi ngày của đại dương để vận hành máy phát điện chạy bằng tua bin. Mặc dù vẫn còn là một nguồn tài nguyên mới mẻ, nhưng bản chất có thể dự đoán cao của năng lượng thủy triều khiến đây trở thành một nguồn năng lượng bền vững và hấp dẫn. Cũng như đối với các con đập, một số phương pháp năng lượng thủy triều có thể gây hại cho động vật hoang dã và môi trường xung quanh của chúng. Ví dụ: Đập chắn thủy triều hoạt động tương tự như đập nước nhưng nằm trong vịnh biển hoặc đầm phá.

Năng lượng sinh khối

Đề cập đến nhiệt được tạo ra bằng cách đốt vật liệu từ các nhà máy để vận hành tua bin hơi nước nhằm tạo ra điện. Năng lượng sinh khối được tạo ra bằng cách biến chất thải thành nhiên liệu. Việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng này có thể cung cấp điện năng với chi phí tài chính và môi trường thấp.

Ví dụ: gỗ thừa – như mảnh vụn từ các xưởng cưa – có thể được sử dụng cho năng lượng sinh khối thay vì để gỗ này phân hủy trong các bãi chôn lấp và dẫn đến làm tăng mức carbon. Tuy vậy, nhiều dạng sinh khối không được coi là nguồn năng lượng sạch, vì chúng đã được chứng minh là tạo ra lượng khí thải carbon cao hơn so với nhiên liệu hóa thạch.

Các công nghệ năng lượng tái tạo và điện toán đám mây

Mặc dù lời kêu gọi hành động đã được đưa ra một cách đúng đắn để triển khai các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như các ngôi nhà chạy bằng năng lượng mặt trời và địa nhiệt ở cấp độ cá nhân, nhưng điều quan trọng vẫn là giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu ở cấp độ ngành và doanh nghiệp. Người tiêu dùng cá nhân đang đạt được tiến bộ với sự phát triển của phong trào sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà để cung cấp năng lượng cho xe điện, nhưng bất kỳ tiến bộ nào ở cấp độ ngành trong việc hỗ trợ và cung cấp các giải pháp năng lượng sạch hơn sẽ luôn bao gồm các lợi ích môi trường đến từ điện toán đám mây.

Mặc dù các công nghệ kỹ thuật số giảm tác động có hại đến môi trường bằng cách yêu cầu ít năng lượng hơn, nhưng điện toán đám mây vẫn luôn có mặt trên hành tinh thông qua trung tâm dữ liệu. Một số công nghệ điện toán đám mây tiêu thụ một lượng lớn năng lượng không thể tái tạo được – ví dụ: khai thác tiền điện tử. Phân tích của Đại học Cambridge ước tính rằng hoạt động khai thác tiền điện tử của chỉ một công ty, Bitcoin, hàng năm sử dụng nhiều điện từ than đá hơn toàn bộ các quốc gia có quy mô như Na Uy hoặc Argentina.

Một số công ty dịch vụ đám mây, chẳng hạn như Microsoft, đang tập trung vào việc hỗ trợ các công nghệ năng lượng tái tạo bằng cách cải thiện hiệu suất và hiệu quả, đồng thời giảm mức tiêu thụ điện năng để giúp giảm thiểu tác động đến môi trường từ các trung tâm dữ liệu vật lý.

Đổi mới điện toán đám mây

Ví dụ về các lợi ích cho môi trường của điện toán đám mây bao gồm các đổi mới như:

  • Làm mát bằng cách ngâm trong chất lỏng: Phương pháp làm mát máy chủ này giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng và nước trong khi vẫn cung cấp năng lượng xử lý cao hơn.
  • Pin UPS tương tác lưới năng lượng: Các bước nhỏ như triển khai pin UPS tương tác lưới năng lượng giúp giảm nhu cầu đối với lưới năng lượng.
  • Nhiên liệu sạch hơn để dự phòng năng lượng: Giảm lượng khí thải carbon bằng cách tiếp nhiên liệu cho máy phát điện dự phòng ở trung tâm dữ liệu bằng nhiên liệu ít sử dụng carbon thay cho diesel truyền thống.

Điện toán đám mây không bao giờ có thể là một biện pháp khắc phục cho tất cả hoặc một giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng có rất nhiều công nghệ kỹ thuật số thú vị để hỗ trợ năng lượng tái tạo. Những công nghệ này giúp giảm việc sử dụng năng lượng và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang lưới năng lượng trung tính carbon hơn.

Tìm hiểu về cam kết của Microsoft về tính bền vững

Đổi mới về điện toán đám mây trong ngành năng lượng và tiện ích

Một số ví dụ về các giải pháp đám mây đổi mới trong ngành năng lượng và tiện ích là:

Ảnh chụp từ trên không về các tấm pin năng lượng mặt trời trên một trảng đất.

Lưới thông minh

Các công nghệ đám mây này tối ưu hóa việc quản lý năng lượng của công ty. Chúng sử dụng dữ liệu tương tác từ hàng triệu cảm biến của khách hàng cá nhân nhờ dựa vào các nguồn năng lượng thay thế như tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà và xe điện để vận hành lưới điện hiệu quả hơn.

Hai người mặc đồ bảo hộ đứng trước tua bin gió và nhìn vào máy tính xách tay.

Trí tuệ nhân tạo và máy học

Các công ty năng lượng sử dụng dữ liệu và AI để đáp ứng nhu cầu và cung cấp nguồn năng lượng tái tạo một cách thông minh. Những công nghệ như bản sao kỹ thuật số cho phép các công ty cải thiện cân bằng tải, tích hợp các tài nguyên năng lượng được phân phối, điều khiển thiết bị và tự động hóa hoạt động để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.

Hai người mặc đồ bảo hộ trên công trường đang sử dụng máy tính xách tay và xem giấy tờ.

IoT (Vật dụng kết nối Internet)

Nhờ cảm biến thiết bị và bảo trì dự đoán, các công ty sẽ quản lý và kéo dài vòng đời của máy móc và các tài sản khác. Điều này cho phép giảm thiểu việc sử dụng các nguồn điện và vật liệu không thể tái tạo liên quan đến hoạt động sản xuất mới.

Một hệ thống thu hồi carbon lớn màu xanh lục.

Công nghệ thu hồi carbon

Mặc dù không phải là nguồn năng lượng tái tạo nhưng việc thu hồi carbon sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường của carbon dioxide bằng cách thu hồi và lưu trữ khí thải từ các ống khói. Thậm chí, quá trình này còn có thể trích xuất carbon dioxide từ không khí rồi lưu trữ dưới đất hoặc tái chế để tạo ra các sản phẩm mới, chẳng hạn như nhiên liệu hoặc vật liệu xây dựng. Các công nghệ này sử dụng bảng thông tin khí thải nâng cao, AI và công nghệ bản sao kỹ thuật số IoT để cải thiện khả năng thu hồi và lưu trữ carbon.

Xu hướng của ngành năng lượng tái tạo

Việc tiếp nhận các nguồn năng lượng tái tạo đang đạt mức cao nhất. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), một diễn đàn năng lượng bao gồm 29 quốc gia thúc đẩy các chính sách năng lượng hợp lý, công suất năng lượng tái tạo sẽ mở rộng trên toàn cầu thêm 50% trước năm 2024. Năng lượng mặt trời đang dẫn đầu về mức tăng trưởng nhưng năng lượng gió, địa nhiệt và thủy điện không hề thua kém.

Theo đuổi năng lượng mặt trời

IEA cũng dự đoán rằng năng lượng mặt trời sẽ chiếm 60% mức tăng trưởng của ngành năng lượng tái tạo toàn cầu đến năm 2025. Trung Quốc, Bỉ, Hà Lan, Áo, Australia và Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ dẫn đầu, với mỗi quốc gia được dự đoán sẽ bổ sung hàng triệu cơ sở lắp đặt năng lượng mặt trời.

Tại sao việc áp dụng năng lượng mặt trời đang tăng mạnh? Lý do thứ nhất là chi phí lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời đã giảm trong nhiều năm và dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm mạnh. Lý do thứ hai là năng lượng mặt trời dễ tiếp cận hơn và cung cấp nhiều sự tự do hơn so với các nguồn năng lượng yêu cầu các vị trí cụ thể, chẳng hạn như gió và thủy điện. Mọi nơi trên Trái Đất đều có ánh nắng, bất kể khí hậu như thế nào.

Với việc áp dụng ngày càng tăng, ngành năng lượng mặt trời đang tập trung vào việc mở rộng khả năng dự trữ và tinh chỉnh việc phân phối để các gia đình và doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động bất kể thời tiết. Việc tăng tính nhất quán này sẽ thúc đẩy nhiều tập đoàn, chính phủ và cư dân sử dụng năng lượng mặt trời hơn.

Năng lượng gió: trên đất liền và ngoài khơi

Khi công suất năng lượng gió tăng lên trên toàn cầu, thì việc áp dụng cũng tăng lên. Hiện tại, Trung Quốc đang dẫn đầu; tuy nhiên, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang bắt kịp nhờ luật pháp đầy hứa hẹn.

Tại Hoa Kỳ, chính quyền Biden-Harris đã cam kết triển khai 30 gigawatt năng lượng gió ngoài khơi trước năm 2030. Các nhà lập pháp ở Nhật Bản đã tạo ra các quy định để thúc đẩy việc xây dựng tua bin ở các cảng và bến cảng, đồng thời khuyến khích các nhà phát triển xây dựng các trang trại ngoài khơi. Quốc gia này thậm chí có thể thay thế các lò phản ứng hạt nhân bằng tua bin ngoài khơi.

Triều đại của thủy điện và sự trỗi dậy của địa nhiệt

Theo IEA, mặc dù thủy điện sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng tái tạo chính trên thế giới trong tương lai gần, nhưng loại năng lượng này sẽ không trải qua sự phát triển mạnh mẽ như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió. Tình trạng thiếu hụt các địa điểm phù hợp và tiết kiệm chi phí đã xảy ra, do đó làm tăng chi phí.

Năng lượng địa nhiệt, vốn đã phổ biến ở Iceland và các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương, được dự đoán sẽ tăng 28% trước năm 2024. Các quốc gia châu Á, đặc biệt là Indonesia và Philippines, đã và đang tăng công suất của họ, không có dấu hiệu chậm lại.

Bỏ lại năng lượng "bẩn"

Tương lai của năng lượng tái tạo có ý nghĩa gì đối với các nguồn điện truyền thống của chúng ta? Việc thấy được chi phí giảm đi và nhu cầu tăng lên trong lĩnh vực năng lượng sạch sẽ thúc đẩy các công ty dầu khí lớn mở rộng đầu tư vào năng lượng tái tạo. Trên thực tế, IEA dự đoán rằng “năng lượng tái tạo sẽ vượt qua than đá để trở thành nguồn sản xuất điện lớn nhất trên toàn thế giới vào trước năm 2025”. 

Trong khi đó, các quốc gia Trung Đông, chẳng hạn như Ả Rập Xê-út, hoàn toàn có thể chuyển đổi khỏi dầu mỏ nhờ sự dồi dào của một nguồn năng lượng có khả năng tái tạo cao hơn rất nhiều, đó là ánh nắng mặt trời. Các chuyên gia cho rằng quốc gia này có thể dễ dàng chuyển sang hệ thống năng lượng tái tạo 100% trước năm 2040, nếu công nghệ lưu trữ năng lượng tiếp tục phát triển và các cơ quan quản lý thông qua luật phù hợp.

Siêu lưới năng lượng Bắc Mỹ

Mặc dù thế giới dường như đã sẵn sàng tiếp nhận hoàn toàn năng lượng tái tạo, nhưng hạ tầng năng lượng hiện tại chưa được xây dựng để hỗ trợ hiệu quả cho sự thay đổi này. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, một trong những câu hỏi lớn nhất hiện nay xoay quanh việc làm thế nào để truyền năng lượng hiệu quả trên toàn quốc gia.

Kết nối với Siêu lưới năng lượng Bắc Mỹ. Được đề xuất bởi Viện Khí hậu, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, D.C., lưới năng lượng mới này sẽ giúp mọi người dễ tiếp cận năng lượng tái tạo hơn nhiều. Khi đã sẵn sàng, Hoa Kỳ có thể chuyển năng lượng mặt trời từ các trang trại ở Tây Nam đến các thành phố lớn ở Đông Bắc.

Về lý thuyết, một mạng lưới dòng điện một chiều điện áp cao (HVDC) sẽ được lắp đặt trên hệ thống phân phối khu vực hiện có, cho phép mọi người tiếp cận với năng lượng tái tạo mà không làm thay đổi cách sử dụng điện hiện tại trong gia đình và doanh nghiệp. Nếu được triển khai, siêu lưới này có thể làm cho năng lượng sạch trở nên cạnh tranh hơn trong một thị trường ưu tiên nhiên liệu hóa thạch.

Những đổi mới và ví dụ về năng lượng tái tạo thực tế

Nhiều doanh nghiệp, ngành và chính phủ đang thực hiện các bước đáng khen ngợi để kết hợp các công nghệ đám mây sáng tạo, thông minh vào các nỗ lực năng lượng tái tạo của họ – một số thậm chí cam kết hoạt động chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo trong tương lai gần.

Axpo

Axpo, nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất Thụy Sĩ, đang sử dụng Azure Cognitive Search, Azure Maps và Power BI để cho phép các kỹ sư lưới điện và nhóm bảo trì của mình dễ dàng tìm thấy dữ liệu toàn diện, cập nhật về tình trạng của từng tài sản lưới điện. Điều này sẽ cắt giảm thời gian tìm kiếm lên tới 99 phần trăm, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định các lĩnh vực có vấn đề gần thời gian thực và mở đường để tự động hóa một số tác vụ quản lý tài nguyên lưới điện. Tất cả điều này giúp giảm đáng kể thời gian cần thiết để hoàn thành nhiều hoạt động vận hành.

SSE Renewables

Một đơn vị dẫn đầu châu Âu khác về năng lượng tái tạo, SSE Renewables – công ty xây dựng số lượng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất trên toàn thế giới – đang sử dụng AI, IoT và công nghệ đám mây để đảm bảo những nỗ lực của mình không gây tổn hại đến động vật hoang dã và hệ sinh thái xung quanh. Ví dụ: Công ty giám sát sức khỏe của các loài chim lân cận bằng máy quay video kỹ thuật số từ xa tải dữ liệu lên hệ thống đám mây hỗ trợ AI để theo dõi hoạt động và khả năng tồn tại của từng động vật riêng lẻ.

Vattenfall

Vattenfall, một công ty năng lượng đa quốc gia thuộc sở hữu của chính phủ Thụy Điển, là một công ty tiên phong khác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cùng với Microsoft, công ty này đã tạo ra một dịch vụ kết nối nhu cầu tức thời về năng lượng tái tạo với nguồn cung cấp sẵn có ngay lập tức. Một số năng lượng tái tạo sẽ không phải lúc nào cũng có sẵn vào thời điểm một doanh nghiệp cần đến. (Xét cho cùng, mặt trời không phải lúc nào cũng tỏa sáng và gió không phải lúc nào cũng thổi.) Nhưng với dịch vụ kết nối 24/7 của Vattenfall, các công ty muốn chuyển sang sử dụng 100% điện không hóa thạch có thể làm như vậy. Ví dụ: Nếu không có điện năng lượng mặt trời trong một giờ cụ thể, dịch vụ sẽ kết nối các doanh nghiệp với nguồn năng lượng tái tạo sẵn có.

Quỹ Quốc gia về Bảo vệ môi trường và Quản lý nước

Trong lĩnh vực chính phủ, Quỹ Quốc gia về Bảo vệ môi trường và Quản lý nước của Ba Lan đang sử dụng điện toán đám mây để giúp cư dân Ba Lan đăng ký và nhận các khoản tài trợ dễ dàng hơn để giúp gia đình họ tiết kiệm năng lượng hơn và ít gây ra ô nhiễm không khí hơn. Tổ chức này đã hợp lý hóa việc quản trị chương trình khuyến khích bằng cách số hóa hoàn toàn quy trình đăng ký tài trợ, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho cư dân đăng ký các khoản tài trợ tiết kiệm năng lượng, cũng như tổ chức trao tặng chúng. Kể từ khi tổ chức này hiện đại hóa chương trình khuyến khích, hơn 215.000 hộ gia đình Ba Lan đã nhận được các khoản trợ cấp về năng lượng này.

Met Office

Cuối cùng thì, ở Vương quốc Anh – một công ty dẫn đầu toàn cầu về yêu cầu Phát thải ròng bằng 0 – Met Office, dịch vụ thời tiết của quốc gia, cũng đang dựa vào điện toán đám mây để giúp theo đuổi 100% năng lượng tái tạo. Việc theo dõi và dự đoán mẫu hình thời tiết đòi hỏi nhiều dữ liệu, dựa trên các mô phỏng phức tạp, dữ liệu lớn, AI và phân tích mạnh mẽ. Thay vì dựa vào một siêu máy tính vật lý để đáp ứng những khối lượng công việc này, Met Office đang sử dụng một dịch vụ siêu máy tính thông minh trên nền điện toán đám mây. Cơ quan này dự đoán sẽ tiết kiệm được 7.415 tấn carbon nhờ việc sử dụng dịch vụ đám mây này.

Tăng tốc trên hành trình bền vững

Bất kể bạn đang ở đâu trên hành trình đạt tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Microsoft Cloud for Sustainability cũng đều giúp bạn cải thiện tiến độ và chuyển đổi doanh nghiệp thông qua các chức năng về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Câu hỏi thường gặp về năng lượng tái tạo

  • Các nguồn năng lượng tái tạo phổ biến nhất bao gồm:

    • Năng lượng mặt trời—tạo ra bằng cách biến ánh nắng mặt trời thành điện.
    • Thủy điện—các rào cản nhân tạo chẳng hạn như đập điều khiển dòng nước để tạo ra điện.
    • Năng lượng gió—tạo ra bởi cối xay gió chuyển đổi năng lượng gió thành điện.
    • Năng lượng thủy triều—dựa vào hải lưu để cấp năng lượng cho tuabin phát điện. 
    • Năng lượng địa nhiệt—được tạo ra trong các giếng nhân tạo để lấy nước nóng từ lõi trái đất.
    • Năng lượng sinh khối—được tạo ra bằng cách biến chất thải thành nhiên liệu.
  • Một số nguồn năng lượng tái tạo được coi là hiệu quả cao vì nguồn cung cấp về cơ bản là vô hạn. Những nguồn này bao gồm gió, ánh nắng và thủy triều đại dương. Để hiểu được mức độ dồi dào của các tài nguyên này, hãy xem xét số liệu thống kê này: Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, chỉ cần 90 phút tích trữ ánh nắng trên bề mặt trái đất là cấp đủ năng lượng cho mọi nhu cầu sử dụng năng lượng trên hành tinh trong một năm. Không có gì đáng ngạc nhiên vì năng lượng mặt trời là một trong những dạng năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.

  • Ta có thể cho rằng hệ thống năng lượng mặt trời là an toàn nhất vì chúng không tạo ra chất gây ô nhiễm không khí hoặc khí nhà kính và không có bất kỳ tác động xấu nào đến môi trường.

  • Năng lượng tái tạo có một số ưu điểm so với nhiên liệu hóa thạch. Vì năng lượng tái tạo được tạo ra từ các tài nguyên thiên nhiên như gió và nước, chúng dồi dào hơn, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Quan trọng nhất, năng lượng tái tạo thường tạo ra ít ô nhiễm hơn nhiên liệu hóa thạch — hiện được coi là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu.

Theo dõi Microsoft